Đền Độc Cước địa điểm nên đến khi đi du lịch Sầm Sơn

Du lịch Sầm Sơn nên đi đâu chơi? Tới biển Sầm Sơn trước tiên phải ngắm và tắm biển, có thể thưởng thức bình minh trên biển và tham gia kéo lưới với dân chài vào sáng sớm. Bên cạnh những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Sầm Sơn như: Hòn Trống Mái, Đền độc cước, bãi biển Sầm Sơn, hồ Duồng Cốc, thác Ma Hao Sầm Sơn, Động Từ Thức…các bạn có thể đi chơi ở Thủy Tiên Cung vào đó có cảm giác mạnh nhưng rất thú vị .

ĐỀN ĐỘC CƯỚC

Đền Độc Cước tọa lạc trên đỉnh núi mang tên hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ngay cạnh bãi tắm Sầm Sơn. Độc Cước không chỉ là một ngôi đền đẹp mà còn là một di tích của Sầm Sơn. Đền rất hấp dẫn đối với du khách trong nước và nước ngoài khi đến tắm mát, nghỉ ngơi ở Sầm Sơn.

Đền Độc Cước

Muốn lên đền phải qua 40 bậc đá. Trong đền có tượng thần Độc Cước bằng gỗ chỉ có một tay, một chân. Chân tượng dựng vững chắc trên hòn đá tảng, tay tượng có cây búa ở tư thế đang vung về phía sau chiến đấu với loài quỷ biển. Đền có hai pho tượng ngựa đúc bằng đồng, cặp tượng phỗng tạc bằng đá khối, nhiều câu đối chữ nho ca ngợi công đức của thần Độc Cước.

Đền độc cước thờ ai? theo Wikipedia thì  Đền Độc Cước là đền thờ vị thần mang cùng tên, một vị thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đền Độc Cước nằm trên đỉnh núi mang tên hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ ở thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ngay cạnh bãi biển Sầm Sơn

Tuy nhiên Theo lời kể của người dân nơi đây, đền Đền Độc Cước đã có từ thời nhà Trần. Độc Cước có nghĩa là một chân, gắn liền với sự tích thân nhân bán thân về báo mộng với vua đời Trần rằng. Muốn giúp sức cùng vua đánh đuổi giặc xâm lăng. Và sau ngày khải hoàn trở lại nơi đây nhà vua nhớ lại giấc mộng xưa và cho người dựng đền thờ. Ngôi đền được trùng tu, baỏ dưỡng cho đến ngày nay.

Ngôi đền có kiến trúc rất kiên cố và độc đáo, nằm trên Hòn Cổ Giải. Nơi đây hiện vẫn còn lưu giữa 8 đạo sắc phong. Được xếp hạng di tích quốc gia từ năm 1962. Và nơi đây cũng là địa điểm tổ chức các Lễ Hội truyền thống của Sầm Sơn. Như Lễ Hội Cầu Phúc (16/2 âm lịch), lễ hôi Bánh Chưng – Bánh Giầy (12/5 âm lịch)….

Theo truyền thuyết dân gian, Sầm Sơn xưa kia là một vùng biển yên bình, cuộc sống người dân ấm no, hạnh phúc. Một ngày nọ đám quỷ biển xấu xí xuất hiện, chúng cướp phá, đánh giết người. Có một cậu bé Độc Cước với Tôn Uý là “Chu Văn Khoan” lớn nhanh như thổi thành một chàng trai cao to vạm vỡ có sức khỏe phi thường. Cậu đánh đuổi bọn quỷ biển, nhưng khi cậu trong bờ thì chúng phá trên biển và ngược lại, người dân muôn phần sợ hãi.

Để bảo vệ cho cuộc sống an yên của người dân làng chài ven biển, chàng đã xẻ thân mình làm đôi. Một nửa theo người dân ra khơi đánh cá, một nửa lưu lại trên hòn Cổ Giải để chống loài quỷ biển bảo vệ người dân. Bàn chân của chàng đã in sâu vào núi đá truyền lại đến muôn đời. Nhớ ơn chàng, người dân tại đây đã lập đền độc cước thờ chàng trai khổng lồ, nơi có vết lõm tựa dấu chân người để cầu mong sự che chở, phù hộ cho cuộc sống được bình yên.

Nơi có vết chân đền Thượng thờ thần Độc Cước, tại lưng chừng núi là đền Trung thờ vị quan dưới thời Lý là Tô Hiến Thành và dưới chân núi là đền Hạ thờ vị thần thời Trần là Hoàng Minh Tự.

Trong đền Độc Cước vẫn còn giữ được 8 đạo sắc phong về thần Độc Cước do triều đình phong kiến các đời phong tặng. Muốn tới đền phải đi lên 40 bậc đá, trong đền có thờ tượng thần Độc Cước bằng gỗ có một tay và một chân. Đền độc cước có hai pho tượng ngựa đúc bằng đồng, nhiều câu đối bằng chữ nho ca ngợi công lao của vị thần Độc Cước, cặp tượng phỗng tạc bằng chất liệu đá khối.

Văn khấn Đền Độc Cước:

  • Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
  • Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

Hưởng tử con là………………………………………………..

Tuổi………….

Ngụ tại……………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng……năm………………..(Âm lịch)

Hương tử con đến nơi…………… (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn ban Công Đồng
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương
Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế
Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu
Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh
Con lạy Tứ phủ Khâm sai
Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh
Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng
Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô
Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu
Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.
Con lạy quan Chầu gia.
Hương tử con là:…………………………………….

Tuổi…………………..

Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn Ngụ tại:………………………………

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm………………(Âm lịch).

Tín chủ con về Đền…………… thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn lễ Tam Toà Thánh Mẫu
Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng

Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền khung cao Thượng đế.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.

  • Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
  • Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.

Hưởng tử con là……………………………………….

Tuổi……………….

Ngụ tại………………………………………………………..

Hôm nay là ngày…… tháng.…..năm………………………….(Âm lịch)

Hương tử con đến nơi Điện (hoặc Phủ, hoặc Đền)………chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia đạo chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự. Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng… (đồ mã) đem ra nơi hoá vàng để hoá.

Khi hoá tiền, vàng… cần hoá từng lễ một, từ lễ của ban thờ chính cho tới cuối cùng là lễ tiền vàng… ở ban thờ Cô thờ cậu. Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.
Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.

Địa chỉ bản đồ đường đi từ Villa Hồng Đức FLC đến Đền Độc Cước